Tuyết sơn phi hồ
Tác giả : Kim Dung
Giới thiệu :
Diễn biến chính của tiểu thuyết Tuyết sơn phi hồ diễn ra vào thời đại nhà Thanh dưới triều vua Càn Long, nhưng các tình tiết câu chuyện lại được kéo dài từ thời đại nhà Đại Thuận dưới triều Lý Tự Thành, và bắt đầu của nhà Thanh dưới lời kể của một số nhân vật. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Hồ Phỉ, có biệt danh là Tuyết sơn phi hồ, và các tình tiết chủ yếu của câu chuyện liên quan đến ân oán từ thời tổ tiên của Hồ Phỉ, kéo dài đến bố mẹ Hồ Phỉ và được giải quyết vào thời đại của Hồ Phỉ.
Diễn biến chính của tiểu thuyết Tuyết sơn phi hồ diễn ra vào thời đại nhà Thanh dưới triều vua Càn Long, nhưng các tình tiết câu chuyện lại được kéo dài từ thời đại nhà Đại Thuận dưới triều Lý Tự Thành, và bắt đầu của nhà Thanh dưới lời kể của một số nhân vật. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Hồ Phỉ, có biệt danh là Tuyết sơn phi hồ, và các tình tiết chủ yếu của câu chuyện liên quan đến ân oán từ thời tổ tiên của Hồ Phỉ, kéo dài đến bố mẹ Hồ Phỉ và được giải quyết vào thời đại của Hồ Phỉ.
Tuyết sơn phi hồ Hồ Phỉ: Là nhân vật chính của tiểu thuyết, nhưng ít xuất hiện bởi các tình tiết chính của câu chuyện liên quan đến quá khứ nhiều hơn, bản thân Hồ Phỉ xuất hiện nhiều trong cuốn tiếp theo là Phi hồ ngoại truyện. Hồ Phỉ sinh ra giữa lúc cha mình là Hồ Nhất Đao đấu với Kim Diện Phật, được Bình A Tứ nuôi nấng, chàng luyện Hồ gia đao pháp và là một cao thủ võ lâm, võ công sánh ngang với Kim Diện Phật (quá trình trưởng thành của Hồ Phỉ được mô tả chi tiết hơn ở Phi hồ ngoại truyện). Hồ Phỉ trong truyện này đã trưởng thành, biết suy nghĩ, chín chắn và cẩn thận hơn, khí khái, anh hùng hơn.
Miêu Nhược Lan: Là con gái của Kim Diện Phật Miêu Nhân Phụng và Nam Lan (tên của nàng cùng với tên mẹ, đều có chữ Lan). Nhược Lan sinh ra, lớn lên thì mẹ bỏ rơi (để đi theo Điền Quy Nông), được cha nuôi nấng. Bản thân cô từng giận mẹ đã bỏ mình. Miêu Nhược Lan không biết võ nghệ (một trong số ít các nhân vật nữ chính trong các tác phẩm của Kim Dung không biết võ nghệ) do Kim Diện Phật muốn hóa giải ân oán với họ Hồ, xinh đẹp, dịu dàng, thông minh, tài hoa. Khi nghe cha cô kể về gia đình Hồ Nhất Đao, cô rất khâm phục, đồng thời lại luôn mong có cơ hội thay cha mình chăm sóc người con mồ côi của Hồ Nhất Đao, vì thế cô đã nhanh chóng có thiện cảm với Tuyết sơn phi hồ. Khi hai người gặp nhau, ngay lập tức cô đã yêu chàng và hai người đã đính ước với nhau.
Liêu Đông Đại hiệp Hồ Nhất Đao: Là một hậu duệ tiêu biểu của Phi thiên hồ ly, võ nghệ cao cường, tính tình hào sảng. Khi ông tìm ra kho báu của Sấm Vương, đã gặp người con gái ở đó, và nhận ra người con gái đích thực. Ông đem lòng yêu cô, và cả hai đã lấy nhau, sinh ra Hồ Phỉ. Vợ ông cũng là một nữ trượng phu rất hiểu chồng. Hồ Nhất Đao biết rõ cái chết của cha Kim Diện Phật nên đã không ngần ngại vào quan nội đấu với Kim Diện Phật và ông đã kết bạn tri kỷ với Kim Diện Phật. Hồ Nhất Đao không may bị thương do chính cây đao của mình, cây đao này bị bôi thuốc độc do âm mưu của Điền Quy Nông, sau khi ông chết, vợ ông cũng tự sát theo chồng.
Kim Diện Phật Miêu Nhân Phụng: Miêu Nhân Phụng là một hậu duệ của dòng họ Miêu trong ân oán 4 họ, ông mặt vàng, võ nghệ cao cường và luôn hành hiệp trượng nghĩa nên được gọi là Kim Diện Phật (Phật mặt vàng). Kim Diện Phật nổi tiếng với Miêu gia kiếm pháp. Để khích Hồ Nhất Đao vào quan nội, ông đã tự xưng là đả biến thiên hạ vô địch thủ (có nghĩa là đánh khắp thiên hạ không có đối thủ). Khi gặp vợ chồng Hồ Nhất Đao, Miêu Nhân Phụng đã nhận ra con người anh hùng của Hồ Nhất Đao và cả hai đã kết bạn với nhau dù cuối cùng ông đã ngộ sát bạn mình (do âm mưu của Điền Quy Nông). Sau cái chết của vợ chồng Hồ Nhất Đao, Kim Diện Phật đã quyết định không dạy con mình võ nghệ để hóa giải ân oán với họ Hồ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét